# Tags
#Bitcoin #Kiến thức Bitcoin #Tin tức Bitcoin

Quan điểm quản lý, sử dụng Bitcoin trên thế giới và Việt Nam.

Quan điểm quản lý, sử dụng Bitcoin trên thế giới và Việt Nam.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các hình thức đầu tư tài sản kỹ thuật số, song song với đó là các công cụ công nghệ đã kéo theo sự bùng nổ của các loại tiền kỹ thuật số, tiền điện tử, tiền ảo,… tiêu biểu là đồng tiền Bitcoin. 

Trong khi đó, quan điểm quản lý, sử dụng Bitcoin trên thế giới và Việt Nam đều khá lúng túng trong việc xây dựng khung pháp lý và định hướng phát triển của thị trường tài chính mới mẻ này.

Vậy tương lai của Bitcoin sẽ ra sao? Quan điểm quản lý và sử dụng Bitcoin tại các quốc gia trên thế giới sẽ có những thay đổi nào để phù hợp với xu hướng của thị trường không? Cùng Coin Trading tìm hiểu về lập luận này nhé.

1. Bitcoin là gì? Tương lai của Bitcoin sẽ ra sao?

Cho tới thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về Bitcoin, nhưng bạn đọc có thể hiểu Bitcoin là một loại tiền ảo, được phát hành dưới dạng một khối dữ liệu, có thể lưu trữ và di chuyển giữa các “ví lưu trữ” tiền ảo trên phần mềm mã nguồn mở. Bitcoin có thể đại diện cho một khối tài sản để người sở hữu có thể giao dịch, mua bán và thanh toán giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường tiền điện tử. 

Hiện tại, việc sở hữu, mua bán và giao dịch Bitcoin chưa có sự quản lý cụ thể, có thể nói là một tài sản và hoạt động trong một thị trường phi tập trung sở hữu mức phát triển đáng kinh ngạc.

Đồng tiền có mức tăng trưởng tới 12.000% chỉ trong một thập kỷ?

Từ chỗ rơi vào tình trạng hỗn loạn vào năm 2022, thị trường tiền mã hóa giờ đã phục hồi với một đà tăng trưởng mạnh mẽ. Với giá Bitcoin đã tăng hơn 160% trong năm 2023, và tới năm 2024 là  210% so với năm 2022, lần đầu tiên cán mốc 73.000 USD từ khi đồng tiền này xuất hiện. 

Bitcoin - Đồng tiền có mức tăng trưởng tới 12.000% chỉ trong một thập kỷ
Bitcoin – Đồng tiền có mức tăng trưởng tới 12.000% chỉ trong một thập kỷ.

Để so sánh, nếu như đầu từ 1000 USD vào Bitcoin năm 2022, giá trị sẽ tăng lên khoảng 2100 USD vào năm 2024. Quy đổi ra tiền Việt thì có thể nhận được số lợi nhuận là 52.500.000 VND. 

Bitcoin đã và đang phát triển từ một đồng tiền mã hóa đơn lẻ sang một tài sản sở hữu mức lợi nhuận đầu tư hấp dẫn, dần trở nên phổ biến khắp toàn cầu với giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 1.3 tỷ USD, đưa Bitcoin trở thành tài sản lớn thứ 8 trên thế giới. 

Đứng trước tiềm năng và khả năng tăng trưởng phi mã này của Bitcoin, ngày càng có nhiều nhà đầu tư và các quỹ đầu tư bị thu hút để tìm hiểu về khả năng sinh lời, đặc tính phi tập trung cũng như tìm cách sở hữu đồng tiền kỹ thuật số này càng nhiều càng tốt. 

Sự tăng giá ngoạn mục của Bitcoin dường như đã mở ra một hệ sinh thái tài chính dịch vụ và một thị trường tài chính hoàn toàn mới. Khi các quỹ ETF Bitcoin được công bố ngày càng nhiều, đặc biệt trong đầu năm nay, Ủy ban chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đồng ý phê duyệt các quỹ ETF Bitcoin giao ngay. Ngay sau đó, giá Bitcoin đã tăng 56% tính đến ngày 19/4. 

Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của các chủ thể trong thị trường, từ các nhà đầu tư cho đến các cơ quan quản lý thị trường đối với các sản phẩm tài chính kỹ thuật số này. 

Vậy sau khi các cơ quan quốc tế đồng thuận chấp nhận Bitcoin là một loại tiền tệ các có thể trao đổi trên thị trường, thì tại Việt Nam sẽ có những quy định nào có thể áp dụng vào đồng tiền mã hóa này?

2. Quan điểm quản lý, sử dụng Bitcoin trên thế giới và Việt Nam.

2.1. Kinh nghiệm quản lý và điều tiết tiền mã hóa, sử dụng Bitcoin tại các nước trên thế giới.

Trên thực tế, hiện vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về loại tài sản kỹ thuật số này, đa số đều đồng thuận rặng cần phải thận trọng trong việc tiếp cận và ứng dụng chúng vào nền tài chính kinh tế. 

Các ví dụ điển hình các vấn đề và việc quản lý tiền mã hóa tại các nước như:

Trung Quốc 

Ở Châu Á, Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong việc đầu tư và giao dịch tiền mã hóa, có thể nói là lớn nhất trên thế giới. Cho đến giai đoạn những năm 2017 –  2021, Trung Quốc thực hiện các quy định về việc cấm và hạn chế việc giao dịch Bitcoin, cấm các hoạt động ICO, khai thác tiền mã hóa và các sàn giao dịch trong nước. Tuy vậy, Nhà nước Trung Quốc vẫn tập chung cho việc tăng cường kiểm soát, ứng dụng các công nghệ liên quan tới tiền mã hóa, như Blockchain, AI hay các nền tảng giao dịch. 

Nhật Bản 

Còn ở Nhật, tính tới năm 2017, Bitcoin được chấp nhận như một phương tiện thanh toán ở quốc gia này. Tuy nhiên, vào năm 2018, một sàn giao dịch tiền mã hóa bị tấn công nên Nhật Bản đã thắt chặt quản lý hơn trong việc sở hữu, giao dịch và thanh toán tiền điện tử. 

Cho tới năm 2024, quỹ ETF Bitcoin tại Nhật Bản được thành lập, nâng cao khả năng quản lý và điều tiết thị trường tiền mã hóa tại quốc gia này.

El Salvador

Tại El Salvador,  quốc gia Trung Mỹ này, vào năm 2021 đã chấp nhận Bitcoin như một đồng tiền pháp định, cho phép người dân sở  hữu, giao dịch và thanh toán bằng Bitcoin trong cuộc sống hằng ngày bất chấp cảnh báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Kể từ đó, quốc gia này đã thu được Bitcoin thông qua nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm mua và khai thác, đồng thời quốc gia này cũng đã tạo ra doanh thu từ các sáng kiến liên quan đến Bitcoin. 

Nhà đầu tư mạo hiểm Tim Draper tin rằng Bitcoin sẽ biến El Salvador thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Tháng trước, Bukele tái khẳng định rằng El Salvador không có ý định bán bất kỳ Bitcoin nào của mình, nhấn mạnh rằng: “Cuối cùng, 1 BTC = 1 BTC”.

2.2. Một số khuyến nghị và tình hình đầu tư, sử dụng Bitcoin tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường tiền mã hóa đã xuất hiện từ những năm 2011 bằng việc nhiều cá nhân đầu tư Bitcoin tại các sàn giao dịch quốc tế. Tuy nhiên cho tới hiện nay, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có quy định hay khung pháp lý cụ thể nào để quản lý việc giao dịch tiền mã hóa. 

Cụ thể, hiện nay chính phủ Việt Nam đang ban hành một số quy định và công văn như sau:

  • Quyết định 1255/QĐ-TTg (2017): Quyết định này yêu cầu nghiên cứu và đánh giá tính pháp lý và thực tiễn của tiền ảo để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp.
  • Nghị định 80/2016/NĐ-CP: Nghị định này quy định về các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và không công nhận Bitcoin và các loại tiền ảo khác như phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Theo đó, các giao dịch liên quan đến tiền ảo không được bảo vệ bởi pháp luật.
  • Công văn số 5747/NHNN-PC: Khẳng định rằng việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo khác làm phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật.

Theo đó, Việt Nam hiện nay chưa công nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp, nhưng không cấm việc sở hữu vào giao dịch Bitcoin. 

Đồng thời, Chính phủ Nhà nước cùng Ngân hàng Trung ương đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu và phát triển khung pháp lý để quản lý và điều hành hoạt động liên quan tới tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng, bởi tiềm năng tài chính cũng như xu hướng trên toàn thế giới. 

Mặc dù không được thừa nhận và cho phép lưu hành như một loại tiền tệ chính thống, nhưng nhiều loại tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum, Tether, Ripple và nhiều đồng tiền khác vẫn được giao dịch và đầu tư tại Việt Nam thông qua các sàn giao dịch phi tập trung. 

Theo ghi nhận, Việt Nam có tới hơn 25 triệu người sở hữu và tham giao vào thị trường đầu tư Bitcoin, tiền điện tử, trở thành quốc gia thuộc Top 3 quốc gia ghi nhận số lượng người tham gia thị trường Crypto lớn nhất thế giới. Và đứng Top 2 về mức độ chấp nhận sử dụng tiền mã hóa theo báo cáo của Chainalysis.

Nên khi chưa có khuôn khổ pháp lý đầy đủ đối với tiền mã hóa nên đã có nhiều bất cập xảy ra liên quan đến các hoạt động giao dịch tiền mã hóa, đặc biệt là các hành vi lừa đảo gây tổn hại cho người tiêu dùng tài chính. 

Và để quản lý, giám sát hiệu quả việc sở hữu, đầu tư và dần ứng dụng các tính năng của tiền điện tử vào cuộc sống xã hội, cần phải triển khai phân tích thị trường tiềm năng này theo nhiều góc nhìn như:

Thứ nhất, cần xác định rõ tiền mã hóa là gì? Và nó có thể mang lại tiềm năng tăng trưởng kinh tế hay không?

Nhiều nhà đầu tư coi tiền mã hóa như một tài sản có giá trị tích lũy, tương tự như vàng. Điều này có thể thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Và với  việc ứng dụng công nghệ blockchain  có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, từ tài chính, bảo hiểm đến logistics và chuỗi cung ứng.

Thứ hai, cần có những nghiên cứu toàn diện về việc giám sát, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi và điều tiết việc đầu tư cho các cá nhân, tổ chức sở hữu,  dần dần khắc phục các nhược điểm và đẩy mạnh khai thác những ưu điểm của tiền mã hóa, phát triển thành công cụ hữu hiệu cho nền tài chính thời đại mới, bắt kịp tốc độ công nghiệp hóa của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

Thứ ba, nên tận dụng các thế mạnh, từ tính năng, tiềm năng về quá trình xử lý giao dịch, khả năng bảo mật thông tin và truy xuất dữ liệu để ứng dụng chúng vào hệ thống tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ xã hội và thông tin cá nhân.

Thứ tư, bằng việc đẩy mạnh các mối quan hệ, hợp tác quốc tế để tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát và tạo “liên minh” tài chính trên nền tảng Blockchain và các giao dịch liên quan tới tiền mã hóa toàn cầu.

Cuối cùng, nên có những thông báo, hướng dẫn và giáo dục cụ thể về tiền mã hóa nói chung và công nghệ Blockchain cho người dân, từ đó nâng cao ý thức về loại tài sản đặc biệt này, cũng như phòng tránh các trường hợp lừa đảo núp sau tiền điện tử.

Từ việc xem xét kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy: Việc thừa nhận tiền mã hóa là điều thật sự cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập toàn cầu và đối diện với nền công nghiệp 4.0.

Kết luận

Dưới góc độ kinh tế hay linh vực công nghệ, cho tới nay, mặc dù việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán bị cấm, việc mua bán và sở hữu Bitcoin như một tài sản không bị cấm hoàn toàn. Tuy nhiên, các giao dịch này không được bảo vệ bởi pháp luật.

Chính phủ Việt Nam cũng thừa nhận tiềm năng của công nghệ blockchain và đã có các chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ này trong các lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, logistics và chuỗi cung ứng.

Đối với các nhà đầu tư, nên có những định hướng an toàn và phù hợp với các quy định quản lý từ Nhà nước, tránh việc liên đới tới các trường hợp lừa đảo, sở hữu Bitcoin bất hợp pháp. Và nên tìm tới các ứng dụng, công ty đầu tư tiền điện tử uy tín, có nhiều người sử dụng và có cộng đầu người tham gia đông đảo.

 

Rate this post

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *